Breaking News

Skkn Sử dụng bài tập trong dạy học các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết lịch sử 12 trường thpt

  


        Luật giáo dục nêu rõ, để hoàn thành mục tiêu giáo dục đào tạo cần thực hiện theo nguyên lý: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Nó quy định phương pháp giáo dục ở trường phổ thông: “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo” của học sinh; “phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học”“bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”; “tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh”[8, tr30].

          Phương pháp giáo dục đòi hỏi việc dạy học ở trường phổ thông phải gắn lý luận với thực tiễn; bảo đảm việc cung cấp lý thuyết hợp trình độ, chú trọng thực hành, rèn luyện; giảm bớt việc truyền thụ tri thức “một chiều” của giáo viên, tăng cường hoạt động nhận thức độc lập của học sinh.

Dựa trên cơ sở tâm lí học và lí luận dạy học hiện đại chúng ta biết rằng: trong quá trình dạy học để phát triển nhân cách của học sinh cần phải tăng cường tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Thực hiện nhiệm vụ đó có nhiều biện pháp, trong đó việc sử dụng bài tập chiếm một vị trí quan trọng và ngày càng khẳng định được ưu thế của mình. Quá trình dạy học ở trường phổ thông hiện nay bài tập được coi là khâu cơ bản và được quy định trong phân phối chương trình.

          Bài tập nói chung và bài tập trong dạy học lịch sử nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tri thức, góp phần vào nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách, gây hứng thú học tập và phát triển tư duy cho học sinh. Bài tập lịch sử đang và sẽ được sử dụng ngày càng rộng rãi, định hình được vị trí quan trọng của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.

          Trong dạy học lịch sử, các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh, hình thành cho các em những hiểu biết khoa học về lịch sử và tính quy luật của sự phát triển xã hội, bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng cần thiết của bộ môn.

          Đặc điểm của kiến thức lịch sử mang tính không lặp lại cả về thời gian, không gian, nhân vật, diễn biến, kết quả, ý nghĩa…Vì vậy học sinh chỉ được học kiến thức một lần duy nhất trong một cấp học, những tiết học sau, bài học sau những kiến thức đó không được lặp lại. Chính điều này gây khó khăn cho học sinh trong việc củng cố, ghi nhớ kiến thức. Vậy nên trong quá trình dạy học cần giành thời gian củng cố, ôn tập kiến thức cho học sinh, tìm các biện pháp để giúp học sinh nhớ nhanh, nhớ lâu, nhớ bền vững những kiến thức đã được học.

          Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm cho rằng Lịch sử chỉ là môn lý thuyết không có bài tập và thực hành, điều này gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với việc đổi mới phương pháp dạy học trong thời gian gần đây. Trong thực tiễn quá trình sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử nói chung và nhất là đối với các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết nói riêng ở trường trung học phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí còn bị bỏ qua.

          Trên cơ sở về mặt lý luận và thực tiễn quá trình dạy học cũng như căn cứ vào mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng và phát triển, chúng tôi chọn vấn đề: “Sử dụng bài tập trong dạy học các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết môn Lịch Sử lớp 12 trường THPT (Chương trình chuẩn)” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.

Link tải bản word đầy đủ: Tải xuống

Mới hơn Cũ hơn