Breaking News

Skkn tạo hứng thú cho trẻ mầm non khám phá khoa học qua các thí nghiệm

  


Khám phá khoa học là một trong những môn học mà trẻ thấy hứng thú và ưa thích nhất trong tất cả các môn học của lứa tuổi mầm non. Bởi khám phá đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý của trẻ giúp trẻ được là chính mình, được đặt ra câu hỏi, được trả lời câu hỏi, được tự tay mình làm nên điều kì diệu như trong câu chuyện cổ tích mà chính trẻ cũng không ngờ đến. Vì vậy trong chương trình giáo dục mầm non môn khoa học đã được đổi tên thành “Khám phá khoa học”. Môn học này giúptrẻ hình thành các nhận thức về các sự vật hiện tượng xung quanh và quan trọnghơn là sự giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Đồng thời môn học còn giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các kĩ năng quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ.

Xã hội ngày càng tiên tến, ngày càng văn minh bởi sự phát triển của khoa học và công nghệ, giáo dục trẻ em nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng  không ngừng đổi mới phương pháp, nội dung dạy học để đáp ứng nhu cầu dân trí của thời đại. Chương trình đổi mới cho phép người giáo viên pháp huy hết khả năng linh hoạt vàsáng tạo của mình trong công việc vận dụng những hiểu biết, những tri thức khoa học vào việc giáo dục trẻ. Hơn thế, nhờ những thí nghiệm có tính minh chứng này, chúng ta có thể áp dụng vào trong giảng dạy để giải thích cho trẻ một cách rõ ràngvà thuyết phục về đặc tính của sự vật, hiện tượng, đáp ứng được nhu cầu khám phá của trẻ, vừa kích thích khả năng tư duy tiềm ẩn trong mỗi cá thể trẻ, vừa giúp trẻ cótầm nhìn xa hơn, rộng hơn và khoa học hơn.

Khi nghe nói đến “ Trẻ mầm non khám phá khoa học”, mọi người đều rấtngạc nhiên và đặt câu hỏi: “Trẻ mầm non khám phá cái gì?”. Tôi cũng muốn phụhuynh trẻ trải nghiệm và trả lời câu hỏi đó bằng cách đã mời phụ huynh cùng thamgia giờ học “Khám phá khoa học” và dự giờ một số hoạt động khoa học của khốilớn. Tôi luôn tìm hiểu kĩ xem đề tài nào phù hợp với trẻ và những kĩ năng, thao tácthử nghiệm nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá cho trẻ mầu giáo lớn. Tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cùng trải nghiệm và kết quả là các cháu thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt cáccháu tự tìm ra, tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa được thí nghiệm. 

Là một giáo viên mầm non rất tâm huyết với nghề dạy trẻ và thực sự bảnthân tôi cũng rất thích môn khám phá khoa học nên tôi luôn suy nghĩ và tìm tòi cácthí nghiệm mới, hay và tuyệt đối an toàn với trẻ để trẻ cùng cô khám phá trải nghiệm và tâm huyết ấy của tôi đã mang lại những hiệu quả rất cao giúp trẻ pháttriển toàn diện. Qua sự thành công này, đối với lớp lớn tôi rất mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ mọi lứa tuổi để giúp trẻ phát triển hết những khảnăng vốn có của mình. Để trẻ mầm non của trường tôi nói riêng và trẻ em Việt Nam nói chung sẽ sánh vai cùng các bé trên thế giới làm rạng rỡ quê hương, làm chủ nhân tương lai của đất nước.

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.

Quả đúng như vậy, ở độ tuổi này cái mà các cháu cần chính là sự quan tâm,chăm sóc của người lớn. Các em cần được chăm sóc vì em như là búp, là chồi non,thế nhưng những chồi non ấy chính là nền móng , là tương lai của chính người lớnchúng ta. Vì vậy, việc học mà chơi, chơi mà học là điều đáng quan tâm mà người làm cha làm mẹ và làm cô giáo phải suy nghĩ. Từ những điều trăn trở ấy nên tôi càng cố gắng học hỏi, cố gắng tìm tòi tham khảo qua sách báo, qua mạng để những tiết học “khám phá” được sinh động, hấp dẫn mới mẻ trẻ, và đặc biệt đáp ứng đượcnhu cầu học mà chơi, chơi mà học cho trẻ. 

Những giờ thí nghiệm thật vui, thật bổ ích bởi những gì trẻ suy nghĩ, những gì trẻ băn khoăn đều có câu trả lời xác thực. Trẻ phải suy nghĩ, phải bàn luận và đưa ra kết quả của mình, đối với người lớn điềuđó tưởng chúng nhỏ bé giản đơn, nhưng đối với trẻ đó là một quá trình lao động, suy nghĩ và làm việc rất sôi nổi. Thế nên tôi thấy tiết học “Khám phá khoa học” thực sự cần thiết cho trẻ mầm non. Bởi những điều hấp dẫn và thú vị ấy, nên tôi xin được chia sẻ một số biện pháp “Tạo hứng thú cho trẻ mầm non khám phá khoa học qua các thí nghiệm” để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.

Link tải file word đầy đủ sáng kiến: Tải xuống

Mới hơn Cũ hơn