Breaking News

Skkn Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng lược đồ ở một số bài trong môn địa lí lớp 4 và lớp 5

  


Môn Địa lí ở cấp tiểu học giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Đồng thời góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của môn học sẽ không dễ đối với giáo viên và học sinh.

Với thực trạng hiện nay, một số giáo viên chưa cố gắng trau dồi nghiệp vụ, chưa chú trọng đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt là khai thác kiến thức từ kênh hình như bản đồ, lược đồ, sơ đồ,...  Ví dụ một số tiết học Địa lí có yêu cầu sử dụng lược đồ nhưng giáo viên đã “dạy chay”, không sử dụng đồ dùng dạy học hoặc do số lượng lược đồ ở thư viện thiết bị còn hạn chế, không đủ hoặc bị rách, cũ không sử dụng được.  Nhiều trường hợp giáo viên đã sử dụng lược đồ để minh họa cho lời giảng của mình nhưng ít chú ý đến việc cho học sinh khai thác kiến thức từ các nguồn này. Một số giáo viên đã cố gắng sử dụng các thiết bị dạy học, rèn kĩ năng sử dụng lược đồ cho học sinh rất có hiệu quả nhưng số giờ học này còn quá ít vì chỉ được thực hiện trong giờ thao giảng, thanh tra hoặc thi giáo viên giỏi. 

Mặt khác, kĩ năng giảng giải, phân tích triệt để, khắc sâu kiến thức khi sử dụng lược đồ của giáo viên còn hạn chế. Trong khi đó, đa số học sinh cho rằng môn Địa lí không quan trọng và luôn nghĩ đó là môn phụ nên chẳng cần chú trọng, học theo kiểu thuộc lòng, học đủ điểm trung bình để lên lớp.  Các em ghi nhớ một cách máy móc, chỉ nắm được những hiện tượng riêng lẻ, không bản chất, không hệ thống, thiếu cơ sở cho việc vận dụng kiến thức địa lí vào yêu cầu thực tiễn. Thụ động trong quá trình học tập, khai thác kiến thức (đặc biệt kiến thức từ kênh hình như lược đồ, bản đồ,...) chưa được rèn luyện hoặc rèn luyện chưa đúng phương pháp khiến cho năng lực chưa được phát triển ở học sinh.

 Vậy làm sao để tạo cho giáo viên, học sinh sự hứng thú trong việc dạy và họcmôn  Địa lí nhằm  phát huy được tính tích cực học tập?  Biện pháp nào để phát triển tốt các năng lực cốt lõi của học sinh? Tổ chức các hoạt động học tập thế nào giúp các em nắm được nội dung, ghi nhớ lâu? Đó chính là lý do tôi mạnh dạn chọn và viết đề tài “Phát  huy  tính tích cực của học sinh khi sử dụng lược đồ ở một số bài trong môn Địa lí  lớp 4 và  lớp 5”.

Do điều kiện hạn chế, tôi mới nghiên cứu và áp dụng cho học sinh khối 4 và 5 ở  trường tôi đang công tác. Kế hoạch thực hiện đề tài này được thực hiện trong quá trình hai năm học: 2018 – 2019 và 2019 – 2020.

Link tải bản word đầy đủ: Tải xuống

Mới hơn Cũ hơn