Breaking News

Skkn kinh nghiệm làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hứng thú hoạt động với đồ vật tại nhóm 24 - 36 tháng

  


Ngay từ lúc còn nằm trong nôi, các bé từ 3 - 6 tháng đã biết tỏ thái độ vui vẻ, ham thích, tay chân khua đập lung tung khi được ba mẹ treo những chiếc xúc xắc xinh xinh, những quả bóng bay các màu, những con búp bê ngộ nghĩnh đung đưa trước mặt bé. Trẻ thơ đang vui chơi, nếu ta đột ngột cất đi những đồ chơi này, lập tức bé sẽ có phản ứng, lúc đầu là ngơ ngác rồi sau đó bật khóc. Lớn lên một chút khi bé từ 6 – 12 tháng tuổi trên tay bé biết cầm nắm chúng ta khó có thể lấy được những đồ chơi mà bé cầm trong tay.Theo năm tháng, trẻ từ 12-24 tháng tuổi phát triển mạnh về các giác quan, trẻ thích tìm tòi, khám phá các đồ vật, với những đồ chơi như con búp bê xinh xinh, những chú gấu bông... thực sự là những người bạn thân thiết và gần gũi nhất của bé. Ngay cả trong lúc ăn, ngủ, vui chơi, trẻ vẫn thích có em búp bê, bạn gấu... hay những món đồ chơi bé thích  bên cạnh mình...

Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo, đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc sống. Nó cần cho trẻ như thức ăn, nước uống hàng ngày chẳng khác nào cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với người công nhân, phòng thí nghiệm đối với nhà bác học...

Vậy để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn  phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với nội dung hoạt động của trẻ, nội dung bài dạy, phù hợp với các hoạt động.

Hiện nay, ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng thường xuyên tổ chức các hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo bằng nguyên vật liệu mở và đã được các giáo viên hưởng ứng nhiệt tình. Tuy nhiên, khối lượng đồ chơi tự tạo mang đến cho trẻ vẫn còn ít, đồ chơi thường để ngắm, trẻ ít được chơi thường xuyên. Bên cạnh đó giáo viên chưa chịu khó sưu tầm, làm mới đồ chơi đẫn đến ít hấp dẫn với trẻ hoạt động. Để có được nguồn nguyên liệu đó giáo viên mầm non phải biết tìm tòi, phối hợp với phụ huynh, người thân, học sinh của mình nhằm tăng thêm nguồn nguyên vật liệu mở. Với nguồn nguyên vật liệu mở phong phú đó giáo viên sáng tạo ra được nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ hứng thú hơn trong các hoạt động và đặc biệt là hoạt động với đồ vật ở tuổi  nhà trẻ.

Trong thực tế, qua nhiều năm làm công tác dạy trẻ trực tiếp tại lớp độ tuổi 24-36 tháng tuổi, được đi dự giờ các đồng nghiệp trong trường, trường bạn, thăm lớp, được tiếp xúc trực tiếp với trẻ, được xem trẻ chơi. Tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi với những đồ chơi mới lạ đặc biệt là những đồ chơi tự tay cô và trẻ cùng làm. Trong khi đó, những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, ít mới lạ, hạn chế về số lượng và ít được thay đổi. Trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực sáng tạo trong hoạt động với đồ vật, cũng như các hoạt động khác.

 Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẳng hạn như vỏ chai dầu gội, chai xà bông, sữa tắm, lon bia, sữa, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD bị hỏng, túi nilon, ống chỉ, lõi giấy, hộp giấy, ống nước, chai nước suối … đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm những đồ chơi rất hữu ích cho trẻ. Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc có ý tưởng tự tay thiết kế các đồ dùng, đồ chơi tưởng như bỏ đi đó thì có thể biến thành những chiếc hộp, thành ô tô, tàu hỏa, nhà cửa, bàn ghế…

Từ những lon bia, lon sữa, chai xà bông, nẹp điện  … chúng ta có thể tạo thành bộ bàn ghế, xếp hàng rào, xây công viên, những chiếc giỏ xinh xắn, từ những chai nước suối, nước ngọt tạo ra những bông hoa, quả,..và phù hợp để học, để chơi trong các hoạt động khác nhau như hoạt động chung, ngoài trời, góc chơi, và các hoạt động khác của trẻ ở trường mầm non. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của mình.

Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ  kiếm mà sử dụng trong nhiều hoạt động khác nhau. Qua đó hình thành ý thức tuyên truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường. Như vậy chúng ta đã giảm thiểu được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môi trường.

Thực tế trẻ lớp tôi chưa thực sự hứng thú khi tham gia hoạt động với đồ vật, do đồ vật quá quen thuộc hằng ngày với trẻ, đồ chơi chưa hấp dẫn, chưa mới, chưa đáp ứng nhu cầu khám phá của trẻ. Trẻ nhanh chán, chơi chưa lâu đã muốn cất, bạn nào có đồ chơi mới là trẻ tranh giành nhau. Đồng thời cô giáo chưa thường xuyên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tổ chức tốt các hoạt động với đồ vật cho trẻ.

Xuất phát từ lý do trên, tôi nghĩ nên tăng cường tự làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở sẽ giúp trẻ có hứng thú tích cực hơn. Đồng thời mở ra cho trẻ  những cách chơi đa dạng với các loại đồ chơi mà cô trẻ cùng làm, để nâng cao chất lượng tổ chức giờ hoạt động với đồ vật cho trẻ tại lớp.

Đồ dùng, đồ chơi tự tạo có ý nghĩa rất quan trọng và có tác dụng rất tốt, góp phần to lớn trong việc giáo dục, giúp trẻ phát triển toàn diện. Qua quá trình thực nghiệm trên lớp, khi trẻ được chơi với đồ chơi sáng tạo mới lạ, với nhiều cách chơi khác nhau, tôi nhận thấy trẻ luôn luôn hứng thú hoạt động với đồ vật.

Chính vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Kinh nghiệm làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hứng thú hoạt động với đồ vật tại nhóm 24-36 tháng.

Mục đích nghiên cứu:

- Tìm ra các phương pháp sáng tạo làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở với nhiều cách chơi khác nhau giúp trẻ hứng thú hoạt động với đồ vật.

- Rút ra bài học kinh nghiệm làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở giúp trẻ hứng thú hoạt động với đồ vật.

Đối tượng nghiên cứu:

Giúp rẻ hứng thú hoạt động với đồ vật từ những đồ chơi làm bằng nguyên vật liệu mở.

Link tải bản đầy đủ: Tải xuống

Mới hơn Cũ hơn