TRƯỜNG: TỔ: ĐỊA LÍ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN ĐỊA LÍ, KHỐI: 12
Năm học 2021 - 2022
I. Đặc điểm tình hình
1. Số lớp: ; Số học sinh: ;
2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: ; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: ; Đại học: ; Trên đại học:
Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tốt: ; Khá: 00; Đạt: 00; Chưa đạt: 00
3. Thiết bị dạy học:
STT | Thiết bị dạy học | Số lượng | Các bài thí nghiệm/thực hành | Ghi chú |
1 | Bản đồ các nước Đông Nam Á | 01 | - Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. - Bài 3: Thực hành. Vẽ lược đồ Việt Nam. | Có thế thay thế bằng file ảnh trình chiếu |
2 | Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam | 01 | - Chủ đề: Địa hình Việt Nam - Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. - Bài 9+10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Bài 11+12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng - Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tự nhiên - Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai - Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo | Có thế thay thế bằng file ảnh trình chiếu |
3 | Bản đồ dân cư Việt Nam | 01 | - Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư - Bài 17: Lao động và việc làm - Bài 18: Đô Thị hóa - Bài 19: Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng | Có thế thay thế bằng file ảnh trình chiếu |
4 | Bản đồ kinh tế chung Việt Nam | 01 | - Chủ đề: Đặc điểm cơ cấu kinh tế nước ta | Có thế thay thế bằng file ảnh trình chiếu |
5 | Bản đồ nông - lâm - thủy sản Việt Nam | 01 | - Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp - Bài 23: Thực hành. Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt - Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp | Có thế thay thế bằng file ảnh trình chiếu |
6 | Bản đồ công nghiệp - giao thông vận tải Việt Nam | 01 | - Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp - Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm - Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp - Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc | Có thế thay thế bằng file ảnh trình chiếu |
7 | Bản đồ thương mại - du lịch Việt Nam | 01 | - Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch | Có thế thay thế bằng file ảnh trình chiếu |
8 | Bản đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng | 01 | - Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng | Có thế thay thế bằng file ảnh trình chiếu |
9 | Bản đồ vùng Bắc Trung Bộ | 01 | - Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ | Có thế thay thế bằng file ảnh trình chiếu |
10 | Bản đồ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên | 01 | - Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ - Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên | Có thế thay thế bằng file ảnh trình chiếu |
11 | Bản đồ vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long | 01 | - Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ - Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long | Có thế thay thế bằng file ảnh trình chiếu |
4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập
Tên phòng | Số lượng | Phạm vi và nội dung sử dụng | Ghi chú | |
1 | Phòng đa năng (tất cả các lớp) | 18 | Sử dụng dạy học. | Có máy chiếu kết nối Internet, hệ thống âm thanh. |
2 | Vườn trường | 01 | Dạy học trải nghiệm, thực hành | Sử dụng theo lịch đăng kí |
II. Kế hoạch dạy học
- Phân phối chương trình
Tuần | Tiết theo PPCT | Tên bài học/chủ đề | Nội dung kiến thức | Yêu cầu cần đạt |
HỌC KÌ I | ||||
1 | 1 | Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Ảnh hưởng đối với tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng | - Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ. - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng. |
2 | Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (tiếp) | |||
2 | 3 | Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa | 1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. | - Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu. - Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. |
4 | Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp ) | 2. Các thành phần tự nhiên khác. | - Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần tự nhiên khác. - Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. | |
3 | 5 | Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp ) | 3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống. | - Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. - Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. |
6 | Thiên nhiên phân hóa đa dạng | 1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam. | - Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam. - Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. - Thu thập tài liệu, trình bày được báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam. | |
4 | 7 | Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo) | 2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây. | - Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Đông – Tây - Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. - Thu thập tài liệu, trình bày được báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam. |
8 | Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo) | 3.Thiên nhiên phân hóa theo độ cao. | - Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo độ cao. - Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. - Thu thập tài liệu, trình bày được báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam. | |
5 | 9 | Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo) | 4. Các miền địa lí tự nhiên. | - Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. - Thu thập tài liệu, trình bày được báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam. |
10 | Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo) | 4. Các miền địa lí tự nhiên. | - Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. - Thu thập tài liệu, trình bày được báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam. | |
6 | 11 | Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo) | Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội | - Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hoá đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước. – Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta. Thu thập tài liệu, trình bày được báo cáo về sự phân hoá tự nhiên Việt Nam. |
12 | Chủ đề: Sử dụng và bảo vệ tự nhiên | I. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật. 2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất. 3.Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác. | - Trình bày và giải thích được sự suy giảm các loại tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. - Nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. | |
7 | 13 | Chủ đề: Sử dụng và bảo vệ tự nhiên | II. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai 1. Bảo vệ môi trường 2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống 3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. | - Chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. - Nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường. - Biết được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam. - Phân tích các bảng số liệu về biến động diện tích rừng, suy giảm số lượng loài động thực vật từ đó nhận xét sự suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở nước ta. - Vận dụng vào thực tiễn các biện pháp phòng chống thiên tai. |
14 | Thực hành | Địa lý tự nhiên | ||
8 | 15 | Ôn tập | Đáp ứng các YCCĐ từ bài “Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ” đến hết Chủ đề: Sử dụng và bảo vệ tự nhiên | |
16 | Kiểm tra giữa kì I | |||
9 | 17 | Chủ đề: Địa lí dân cư Việt Nam | I. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư 1. Đông dân, nhiều thành phần dân tộc. 2. Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. 3. Phân bố dân cư chưa hợp lí. 4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta. | - Trình bày được đặc điểm dân số, phân tích các thế mạnh và hạn chế về dân số. - Nêu được chiến lược và giải pháp phát triển dân số, liên hệ được một số vấn đề dân số ở địa phương. - Vẽ được biểu đồ về dân số. - Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ dân cư Việt Nam, số liệu thống kê để nhận xét, giải thích về đặc điểm dân số Việt Nam. - Giải thích được một số vấn đề thực tế liên quan đến dân số nước ta. - Trình bày được đặc điểm nguồn lao động; phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta. - Phân tích được vấn đề việc làm ở nước ta. - Nêu được các hướng giải quyết việc làm ở nước ta. - Liên hệ được thực tế địa phương về vấn đề lao động, việc làm. - Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm. - Trình bày được đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam và sự phân bố mạng lưới đô thị. - Phân tích được ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội. - Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ dân cư Việt Nam, số liệu thống kê để nhận xét và giải thích về đô thị hoá ở nước ta. - Viết được báo cáo giới thiệu về một trong các chủ đề (dân số, lao động và việc làm, đô thị hoá) ở Việt Nam. - Nhận biết và hiểu được sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng. - Biết đựơc một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng. - Vẽ được biểu đồ về sự phân hoá thu nhập. - Đọc và phân tích biểu đồ về sự phân hoá thu nhập bình quân đầu người. |
18 | Chủ đề: Địa lí dân cư Việt Nam (tiếp) | II. Lao động và việc làm 1.Nguồn lao động. 2. Cơ cấu lao động. 3.Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm. | ||
10 | 19 | Chủ đề: Địa lí dân cư Việt Nam (tiếp) | III. Đô thị hóa 1. Đặc điểm. 2. Mạng lưới đô thị. 3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội. | |
20 | Chủ đề: Địa lí dân cư Việt Nam (tiếp) | IV. Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng 1. Vẽ biểu đồ. 2. So sánh và nhận xét. | ||
11 | 21 | Chủ đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế | – Ý nghĩa – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá | – Phân tích được ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. – Chứng minh và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. |
22 | Chủ đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tiếp) | II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. 3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế. | - Chứng minh và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ ở nước ta. - Nêu và đánh giá được vai trò của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế đất nước hiện nay. | |
12 | 23 | Chủ đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tiếp) | - Vẽ được biểu đồ, phân tích biểu đồ và số liệu thống kê liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. | |
24 | Vấn đề phát triển nông nghiệp | Những vẫn đề chung | – Khái quát được vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nông thôn mới. | |
13 | 25 | Vấn đề phát triển nông nghiệp | 1.Ngành trồng trọt. a. Sản xuất lương thực b. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả | - Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và sự phát triển, phân bố nông nghiệp (trồng trọt) thông qua atlat địa lí Việt Nam, bảng số liệu, tư liệu,... |
26 | Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiếp) | 2. Ngành chăn nuôi a. Chăn nuôi lợn và gia cầm b. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ | - Trình bày được sự phát triển, phân bố nông nghiệp (chăn nuôi) thông qua atlat địa lí Việt Nam, bảng số liệu, tư liệu,... | |
14 | 27 | Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt | 1. Bài tập 1: Tính tốc độ tăng trưởng và nhận xét. 2. Bài tập 2: Phân tích xu hướng biến động diện tích và thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp. | - Củng cố kiến thức đã học ngành trồng trọt. - Biết tính toán số liệu và rút ra nhận xét cần thiết. |
28 | Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp | – Trình bày được vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng. – Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành thuỷ sản. | ||
15 | 29 | Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp | Ngành thủy sản. | - Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành thuỷ sản. - Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản thông qua atlat địa lí Việt Nam, bảng số liệu, tư liệu,... |
30 | Vấn đề phát triển ngành thuỷ sản và lâm nghiệp | Ngành lâm nghiệp. | - Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển ngành lâm nghiệp. - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp thông qua atlat địa lí Việt Nam, bảng số liệu, tư liệu,... | |
16 | 31 | Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp | – Phân tích được một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam: trang trại, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp. Vẽ được biểu đồ, nhận xét, giải thích về tình hình phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. | |
32 | Chủ đề: Địa lí ngành công nghiệp Việt Nam | I. Cơ cấu ngành công nghiệp 1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành. 2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ. 3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế. II.Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp | – Trình bày và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ. | |
17 | 33 | Chủ đề: Địa lí ngành công nghiệp Việt Nam (tiếp) | Một số ngành công nghiệp | - Trình bày được đặc điểm phát triển và phân bố của một số ngành: Khai thác than, dầu, khí; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt, may; giày dép thông qua atlat địa lí Việt Nam, bảng số liệu, tư liệu,... |
34 | ||||
18 | 35 | Ôn tập | ||
36 | Kiểm tra cuối I | |||
HỌC KÌ II | ||||
19 | 37 | Chủ đề: Địa lí ngành công nghiệp Việt Nam (tiếp) | Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1.Khái niệm. 2.Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp. | - Trình bày và giải thích được sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ. - Phân tích được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam: khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm công nghiệp. |
38 | Chủ đề: Địa lí ngành công nghiệp Việt Nam (tiếp) | Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp 1. Bài tập 1. 2. Bài tập 2. 3. Bài tập 3. | - Vẽ được biểu đồ, nhận xét và giải thích tình hình phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. | |
20 | 39 | Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc | 1. Giao thông vận tải. a. Đường bộ (đường ô tô) b. Đường sắt c. Đường sông | - Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải nước ta - Sử dụng bản đồ, số liệu để nhận xét, giải thích về sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải |
40 | Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc (tiếp) | 1. Giao thông vận tải. d. Ngành vận tải đường biển e. Đường hàng không g. Đường ống | - Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải nước ta - Sử dụng bản đồ, số liệu để nhận xét, giải thích về sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải | |
21 | 41 | Vấn đề phát triển thông tin liên lạc (tiếp) | 2. Ngành thông tin liên lạc. a. Bưu chính b. Viễn thông | - Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông nước ta - Sử dụng bản đồ, số liệu để nhận xét, giải thích về sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông nước ta |
42 | Vấn đề phát triển thương mại | 1. Thương mại a. Nội thường b. Ngoại thương | - Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành thương mại ở Việt Nam. - Vẽ được biểu đồ và sử dụng bản đồ, số liệu để nhận xét, giải thích về sự phát triển và phân bố ngành thương mại nước ta | |
22 | 43 | Vấn đề phát triển du lịch | 2. Du lịch a. Tài nguyên du lịch b. Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu | - Trình bày được sự phát triển và phân bố ngành du lịch ở Việt Nam. - Phân tích được sự phân hoá lãnh thổ du lịch các trung tâm, vùng du lịc - Sử dụng bản đồ, số liệu để nhận xét, giải thích về sự phát triển và phân bố ngành |
44 | Vấn đề phát triển dịch vụ | Vẽ được biểu đồ và sử dụng bản đồ, số liệu để nhận xét, giải thích liên quan đến các ngành dịch vụ (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại và du lịch). | ||
23 | 45 | Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ | 1. Khái quát chung 2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện. | - Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, tên các tỉnh của vùng. - Chứng minh được các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng về khoáng sản và thuỷ điện - Trình bày được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng và nêu được hướng phát triển. - Nêu được ý nghĩa của khai thác thế mạnh đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. – Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng. |
46 | Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp). | 3.Trồng, chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. 4. Chăn nuôi gia súc. 5. Kinh tế biển. | - Chứng minh được các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng về cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cây công nghiệp, rau quả), chăn nuôi gia súc lớn và về kinh tế biển. - Trình bày được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng và nêu được hướng phát triển. - Nêu được ý nghĩa của khai thác thế mạnh đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. – Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng. | |
24 | 47 | Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng | 1. Các thế mạnh chủ yếu của vùng 2. Các hạn chế chủ yếu của vùng 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính | - Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng. - Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng. - Phân tích được một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội của vùng: Vấn đề phát triển công nghiệp, vấn đề phát triển dịch vụ. - Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về các thế mạnh của vùng. |
48 | ||||
25 | 49 | Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ | 1.Khái quát chung 2. Hình thành cơ cấu nông- lâm – ngư nghiệp 3. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. | - Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và tên các tỉnh của vùng. - Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với việc hình thành và phát triển phát triển cơ cấu nông nghiệp, lâm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng. - Trình bày được một số đặc điểm nổi bật về nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của vùng. - Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và hạn chế của vùng. |
50 | ||||
26 | 51 | Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ | 1. Khái quát chung 2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển 3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng | - Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và tên các tỉnh/thành phố của vùng. - Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển các ngành kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển. - Trình bày được việc phát triển các ngành kinh tế biển và nêu được hướng phát triển kinh tế biển của vùng. - Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh phát triển các ngành kinh tế biển của vùng. - Liên hệ được phát triển kinh tế biển với quốc phòng an ninh. |
52 | ||||
27 | 53 | Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên | 1. Khái quát chung 2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm. | - Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và tên các tỉnh của vùng. - Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên về cây công nghiệp lâu năm - Trình bày được sự phát triển và phân bố của cây công nghiệp lâu năm - Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh của vùng. |
54 | ||||
28 | 55 | Ôn tập | ||
56 | Kiểm tra giữa II | |||
29 | 57 | Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (tiếp) | 3. Khai thác và chế biến lâm sản. 4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi. | - Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên về thuỷ điện, lâm nghiệp, khoáng sản (bôxit), du lịch. - Trình bày được sự phát triển và phân bố thuỷ điện, hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng, khai thác bôxit, phát triển du lịch. - Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh của vùng. |
58 | Thực hành: So sánh cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng TDMNBB và Tây Nguyên | 1. Bài tập 1. 2. Bài tập 2. | - Củng cố thêm kiến thức bài 37. - Biết được những nét giống nhau và khác biệt giữa TDMN Bắc Bộ và Tây Nguyên về trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. - Phân tích bảng số liệu, tài liệu... | |
30 | 59 | Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ | 1.Khái quát chung. 2.Các thế mạnh và hạn chế của vùng. 3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. | - Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng. - Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế: công nghiệp, dịch vụ; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. - Trình bày được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường. - Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ, số liệu thống kê để trình bày về các thế mạnh và hiện trạng phát triển các ngành kinh tế. |
60 | ||||
31 | 61 | Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long | 1. Các thế mạnh và hạn chế. 2. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. | - Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và tên các tỉnh/thành phố của vùng. - Chứng minh được các thế mạnh, hạn chế để phát triển kinh tế của vùng; trình bày được hướng sử dụng hợp lí tự nhiên của vùng. - Giải thích được tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Trình bày được vai trò, tình hình phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm của vùng. - Trình bày được tài nguyên du lịch và tình hình phát triển du lịch của vùng. - Thu thập được tài liệu và viết báo cáo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long, các giải pháp ứng phó. |
62 | ||||
32 | 63 | Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm | – Đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm Quá trình hình thành và phát triển, nguồn lực, thực trạng, định hướng phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm | – Phân tích được đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta. – Trình bày được quá trình hình thành và phát triển, các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. – Vẽ được biểu đồ, nhận xét và giải thích được nội dung liên quan đến các vùng kinh tế trọng điểm. Sử dụng số liệu, atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và các nguồn tài liệu khác, nhận xét và giải thích được những vấn đề liên quan đến các vùng kinh tế trọng điểm |
64 | ||||
33 | 65 | Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo | 1.Vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên. 2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển. 3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo. 4. Tăng cường hợp tác các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa. | - Chứng minh được vùng biển nước ta, các đảo và quần đảo có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. - Phân tích được ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước - Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ, số liệu thống kê để trình bày về các tài nguyên thiên nhiên vùng biển - Trình bày được tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển - đảo (khai thác sinh vật, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải và du lịch biển); giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển ở nước ta. - Trình bày được hướng chung trong việc giải quyết các tranh chấp vùng biển - đảo ở Biển Đông. - Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ, số liệu thống kê để trình bày về việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển - đảo. - Thu thập được tài liệu, tranh ảnh, video,... để viết và trình bày báo cáo tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. |
66 | Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (tiếp) | |||
34 | 67 | Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (tiếp) | ||
68 | Địa lí địa phương | – Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính | – Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dựa trên bản đồ của địa phương, Việt Nam hoặc atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã có | |
35 | 69 | Địa lí địa phương | – Tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên – Dân cư và xã hội – Kinh tế | – Sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, số liệu thống kê,..., phân tích được một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư - xã hội, kinh tế của địa phương. – Thu thập được tài liệu, tranh ảnh, số liệu,... để giới thiệu về địa lí địa phương. – Viết được báo cáo giới thiệu địa lí địa phương theo một số chủ đề. |
70 | ||||
36 | 71 | Ôn tập | ||
72 | Kiểm tra cuối II |
- Chuyên đề học tập
STT | Chuyên đề | Thời lượng | Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
1 | Thiên tai và biện pháp phòng chống | 15 | - Những vấn đề chung - Một số thiên tai, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp phòng chống | - Trình bày được quan niệm, đặc điểm, nguyên nhân, phân loại thiên tai. - Trình bày được một số thiên tai và nơi thường xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, các thiên tai khác); phân tích được nguyên nhân, hậu quả của mỗi loại và xác định được các biện pháp phòng chống. - Liên hệ, tìm hiểu được về một thiên tai cụ thể tại địa phương (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp). - Thu thập được tranh ảnh, số liệu, video clip,... để trưng bày một số chủ đề về thiên tai ở nước ta. - Viết được đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng về thiên tai và các biện pháp phòng chống. |
2 | Phát triển vững | 10 | - Quan niệm về vùng - Các loại vùng kinh tế - Đặc điểm của các loại vùng kinh tế | - Trình bày được quan niệm về vùng, ý nghĩa của vùng và cơ sở hình thành vùng trong nền kinh tế đất nước. - Phân biệt được các loại vùng kinh tế (theo các tiêu chí cụ thể): vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, vùng ngành,... - Trình bày (tóm tắt) được các loại vùng kinh tế ở Việt Nam. - Trình bày được đặc điểm và giải thích được sự hình thành của một số loại vùng kinh tế. |
3 | Phát triển làng nghề | 10 | - Những vấn đề chung - Phát triển làng nghề và các tác động | - Trình bày được khái niệm, đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển làng nghề. - Phân tích được vai trò của làng nghề, thực trạng và định hướng phát triển làng nghề; tác động của làng nghề đến kinh tế, xã hội và tài nguyên, môi trường. - Liên hệ được thực tế ở địa phương. |
3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ
Bài kiểm tra, đánh giá | Thời gian | Thời điểm | Yêu cầu cần đạt | Hình thức |
Ôn tập | 45 phút | 8 | Đáp ứng các YCCĐ từ bài “Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ” đến hết bài “Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển” | |
Giữa Học kỳ 1 | 45 phút | Kiểm tra viết | ||
Ôn tập | 45 phút | 18 | Đáp ứng các YCCĐ từ bài “Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ” đến hết Chủ đề: Sử dụng và bảo vệ tự nhiên | |
Cuối Học kỳ 1 | 45 phút | Kiểm tra viết | ||
Ôn tập | 45 phút | 28 | Đáp ứng các YCCĐ từ “Chủ đề: Địa lí dân cư Việt Nam ” đến hết bài: “Vấn đề phát triển thương mại và du lịch (tiếp)” | |
Giữa Học kỳ 2 | 45 phút | Kiểm tra viết | ||
Ôn tập | 45 phút | 35 | Đáp ứng các YCCĐ từ “Chủ đề: Địa lí dân cư Việt Nam ” đến hết bài: “Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo (tiếp)” | |
Cuối Học kỳ 2 | 45 phút | Kiểm tra viết |
III. Các nội dung khác:
1. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn
Chỉ tiêu :
- Thực hiện đúng theo chỉ đạo của Nhà trường , họp định kỳ 2 lần/ tháng.
- 100% tiết báo cáo chuyên đề được tổ chức họp rút kinh nghiệm.
Nội dung :
- Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch giáo dục môn học áp dụng cho dạy học trực tuyến; Hướng dẫn và quản lí dạy học, kiểm tra đánh giá thường xuyên trực tuyến; chịu trách nhiệm trước BGH nhà trường về hoạt động dạy học tổ, bộ môn mình phụ trách.
- Giáo viên chủ động học hỏi và tham gia tập huấn, bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng cần thiết về ứng dụng công nghệ thông tin và có năng lực để tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến; thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến của học sinh đúng kế hoạch của nhà trường và bảo đảm chất lượng giáo dục; tạo môi trường học tập thân thiện và tăng cường sự tương tác, kết nối thông tin với học sinh; phối hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến. - Giáo viên, nhân viên được phân công quản trị kỹ thuật hệ thống, sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên và học sinh khi cần thiết chịu trách nhiệm hoạt động của hệ thống.
- Tổ, nhóm chuyên môn triển khai tốt kế hoạch kiểm tra nội bộ.
- GV nghiêm túc thực hiện quy định về soạn giảng, về đổi mới PPDH, sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định; làm hồ sơ chuyên môn và cập nhật điểm số đúng quy định.
- GV nghiêm túc thực hiện phân phối chương trình, công khai phân phối chương trình môn học cho HS; thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy tích hợp, lồng ghép, dạy lịch sử địa phương và thực hành, thí nghiệm đúng quy định.
- Tổ chuyên môn lên kế hoạch dự giờ, thao giảng, rút kinh nghiệm cáctiết thao giảng trong các cuộc họp chuyên môn; Tổ chức nghiên cứu chuyên đề; thảo luận các bài học khó, kiến thức trọng tâm của tiết, chương, các phương pháp dạy học mới được áp dụng, tham gia xây dựng nội dung cho các buổi sinh hoạt cụm chuyên môn.
- Tăng cường phương pháp dạy học trải nghiệm sáng tạo; tích hợp liên môn nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Từ đầu năm học, tổ, nhóm bộ môn xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch dạy phụ đạo HS yếu kém, tổ , nhóm chuyên môn soạn tài liệu phù hợp với đối tượng;
- Bổ sung thiết dạy học, dụng cụ thí nghiệm, thực hành
- Tiếp tục sinh hoạt chuyên môn theo hướng “nghiên cứu bài học”, chia sẻ kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá HS. Thảo luận phương pháp dạy bài khó, bài tập nâng cao, kiến thức mới; thống nhất nội dung, cấu trúc đề kiểm tra.
- Tổ chức các giờ dạy tốt, các tiết đó là tiết thao giảng cần sự chuẩn bị kỹ của cả tổ, nhóm chuyên môn, toàn tổ (nhóm) dự để trao đổi, rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp.
- Kỹ năng chia sẻ, thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn “nghiên cứu bài dạy” theo nguyên tắc sau:
+ Từ bỏ thói quen quan sát và đánh giá người dạy.
+ Nội dung trao đổi tập trung vào HĐ học của HS.
+ Lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt trong việc suy ngẫm bài học.
+bMọi thành viên trong tổ/nhóm đều phải có ý kiến.
+ Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh họa trong nghiên cứu bài học.
Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến: LMS có chức năng tối thiểu sau đây:
- Giúp giáo viên tổ chức triển khai dạy học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập đồng thời cho tất cả học sinh tham dự trong cùng một không gian học tập thông qua kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ, lưu giữ bài giảng, chia sẻ màn hình máy tính, chuyển tải học liệu dạy học trực tuyến đến học sinh và một số tính năng khác.
- Giúp học sinh tiếp cận bài học; tương tác, trao đổi thông tin theo thời gian thực với giáo viên và những học sinh khác trong cùng một không gian học tập.
- Ngoài giờ học trực tuyến, giáo viên có thể sử dụng các hệ thống ứng dụng khác để hỗ trợ cho học sinh học tập (Zalo, FB, Gmail…)
Hệ thống quản lý học tập trực tuyến có chức năng tối thiểu sau đây:
- Giúp giáo viên lưu trữ, chuyển tải học liệu dạy học trực tuyến tới học sinh; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh;
- Cho phép học sinh truy cập, khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với giáo viên và các học sinh khác trong cùng không gian học tập;
- Hồ sơ, minh chứng về các yêu cầu quy định theo thông tư số 09/2021/TT- BGDĐT, ngày 30 tháng 03 năm 2021 của BGDĐT.
- Dữ liệu về quá trình dạy học trực tuyến trên hệ thống dạy học trực tuyến Microsoft team (Office 365)
- Kế hoạch giáo dục trực tuyến và kế hoạch bài dạy chi tiết theo PPCT, bài dạy/tuần, tháng, năm cho từng môn học.
- Hồ sơ kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh.
- Lưu giữ hồ sơ dạy học trực tuyến theo quy định hiện hành.
2. Triển khai văn bản 4363/GDĐT-GDTrH về xây dựng, sử dụng kho học liệu số
- Giáo viên, nhóm trưởng bộ môn xây dựng học liệu dạy học trực tuyến bao gồm: Chương trình dạy học trực tuyến, bài giảng đa phương tiện; hướng dẫn thí nghiệm, thực hành; phần mềm mô phỏng; hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập và kiểm tra, đánh giá; tài liệu tham khảo, bổ trợ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Học liệu dạy học trực tuyến phù hợp với nội dung bài học, chủ đề học tập và hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh; bảo đảm tính khoa học, sư phạm và phù hợp.
- Học liệu dạy học trực tuyến phải được tổ trưởng chuyên môn thông qua .
3. Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
*Về bồi dưỡng học sinh giỏi
Chỉ tiêu:
- Đội tuyển HSG tham dự thi HSG cấp thành phố đạt chỉ tiêu của trường.
- Tham gia các Hội thi, hoạt động chuyên môn, học sinh nghiên cứu khoa học do Sở tổ chức.
Biện pháp :
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi các lớp 10, 11, 12.
- Tăng cường số buổi bồi dưỡng thêm cho đội tuyển HSG.
- Tổ chức xét chọn đội tuyển để phát hiện học sinh có năng khiếu tham gia các đội tuyển.
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các học sinh tham gia học bồi dưỡng và dự thi các đội tuyển HSG 12, Olympic 11, Olympic 10.
* Về phụ đạo học sinh yếu Chỉ tiêu:
- Kiểm tra, rà soát, phát hiện sớm tất cả học sinh yếu không theo kịp chương trình.
- Không để học sinh diện yếu, kém phải bỏ học và không được phụ đạo, hướng dẫn giúp đỡ .
Biện pháp :
- Các học sinh yếu được đặc biệt quan tâm kèm cặp, bồi dưỡng để giúp các em bổ sung, hoàn chỉnh các kiến thức cơ bản nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi
- Phối hợp cha mẹ học sinh, địa phương trong giáo dục học sinh trong dịp nghỉ hè.
4. Tham gia cuộc thi, hội thi
Chỉ tiêu: Trong tổ có ít nhất 1 GV tham gia ít nhất một cuộc thi do Sở tổ chức.
Biện pháp : Tạo điều kiện về thời gian và động viên giáo viên và học sinh tích cực học tập để thu được kết quả cao trong các kì thi Học sinh giỏi
TP Hồ Chí Minh, ngày….tháng…năm 2021
TỔ TRƯỞNG` HIỆU TRƯỞNG
(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)